THÔNG TIN Y HỌC CHO BỆNH NHÂN

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT TỐT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
[ Cập nhật vào ngày (07/11/2016) ]


ThS BS Bùi Hữu Minh Trí- PGĐ BV Tim mạch An Giang

Theo các thống kê mới đây, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam, ước tính có khoảng 5 triệu người bị bệnh tiểu đường trên toàn quốc. Đường huyết tăng quá cao sẽ dẫn đến các biến chứng cấp tính có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời như hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu, hôn mê do nhiễm ceton axit. Ngoài ra, đường huyết không được kiểm soát tốt về lâu dài có thể gây các biến chứng mạch máu nghiêm trọng làm tàn phế và tử vong như: mù mắt, suy thận (biến chứng mạch máu nhỏ); nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc nghẽn động mạch chi (biến chứng mạch máu nhỏ). Để phòng ngừa các biến chứng này, người bị bệnh tiểu đường cần được kiểm soát tốt đường huyết với chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế luyện tập thể lực và thuốc hạ đường huyết.  
 

Chế độ dinh dưỡng
Người bệnh ĐTĐ cần có chế độ ăn giảm glucid, giảm lipid (acid béo bão hoà), tăng cường chất xơ, đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất. Chế độ ăn rất quan trọng, là nền tảng cơ bản của chế độ điều trị bệnh ĐTĐ tuy nhiên cần phù hợp với từng bệnh nhân và phải thoả mãn đầy đủ 1 số yếu tố cơ bản sau:
-Đủ chất đạm, béo, bột, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lý.
-Không làm tăng Glucose máu  nhiều sau ăn.
-Không làm hạ Glucose máu lúc xa bữa ăn.
-Đủ duy trì hoạt động thể bình thường hàng ngày.
-Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
-Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, suy thận...
-Phù hợp tập quán ăn uống theo địa dư, dân tộc, của từng BN và gia đình.
-Đơn giản và không quá đắt tiền.
-Không nên thay đổi quá nhiều và quá nhanh cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn.
 

Tập luyện thể lực
Cần duy trì đều đặn chế độ tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập yoga… ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nếu bệnh nhân có bệnh tim mạch thì cần hỏi ý kiến thêm bác sĩ điều trị về liều lượng tập thể dục phù hợp. Chú ý uống đủ nước và mặc trang phục phù hợp với điều kiện thời tiết khi tập luyện. 
 

Điều trị thuốc
Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2 phổ biến hiện nay là metformin, sulfunylurea (gliclazide, glimepiride, glibenclamide…), các chế phẩm insulin. Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều thuốc hay tự ý ngưng thuốc. Cần báo với bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường sau khi uống thuốc. Người bị bệnh tiểu đường đang điều trị với thuốc hạ đường huyết dễ có nguy cơ bị hạ đường huyết với các triệu chứng như vã mồ hôi, lạnh run, tim đập nhanh và nặng hơn là có thể bị hôn mê. Vì vậy bản thân người bệnh cũng như thân nhân cần biết về các dấu hiệu hạ đường huyết và biết cách xử trí như cho uống nước trà đường, sữa. Nếu  hạ đường huyết xảy ra nhiều lần, cần báo với bác sĩ ngay để xem xét thay đổi thuốc và liều lượng. Gần đây, đã có nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường mới thuộc nhóm ức chế men DDP4 có tác dụng kiểm soát đường huyết tốt và hầu như không gây hạ đường huyết. 
Mục tiêu kiểm soát đường huyết
Các biện pháp kể trên nhằm đạt đường huyết mục tiêu mà theo các nghiên cứu khoa học là mức đường huyết phù hợp cho bệnh nhân và ít gây biến chứng nhất. Theo hướng dẫn 2016 của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) thì mục tiêu đường huyết cần đạt là:
- Mục tiêu chung HbA1c ≤ 7% 
-Đường huyết lúc đói duy trì 4.4 – 7.2 mmol/l ( 80-130 mg/dl)
  - Đường huyết sau ăn 2 giờ ≤ 10mmol/l ( 180mg/dl)
  Ngoài các chỉ số trong xét nghiệm đường huyết, cần lưu ý theo dõi huyết áp của bệnh nhân, nếu có tăng huyết áp thì phải điều trị để  HA ở mức <140/90 với các biện pháp không dùng thuốc ( chế độ ăn, tập luyện) và dùng thuốc (ưu tiên ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin) 
  - Lipid máu: duy trì LDL<2.6, HDL>1.1, TG<1.7 (mmol/l) với các biện pháp không dùng thuốc ( chế độ ăn, tập luyện) và dùng thuốc (statin)./.

 




. Theo .




Tìm kiếm

TIN TỨC & SỰ KIỆN


Đơn vị trực thuộc

Text/HTML

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO

tiện ích