Nhịp tim bất thường, rất nhanh hoặc rất chậm có thể gây hậu quả nặng đến khả năng bơm máu của tim đi khắp cơ thể. Nó gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, ngất, và trường hợp nặng gây tử vong. Khi nhịp tim bất thường dùng thuốc không khỏi, lờn thuốc, hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì nên đặt máy tạo nhịp tim (Pacemaker).
Máy tạo nhịp tim gồm 2 bộ phận: thân máy (còn gọi là bộ phận tạo
nhịp) là một máy vi tính siêu nhỏ, pin và dây dẫn được đặt vào bên trong tim.
Thân máy được làm bằng hợp kim không rỉ có kích thước bằng hộp diêm nhỏ. Thời
gian sử dụng pin từ 7 đến 10 năm. Dây dẫn được luồn vào bên trong tim qua tĩnh
mạch ở cánh tay. Hệ thống tạo nhịp tim này rất hiệu quả và không gây bất cứ trở
ngại hoặc ảnh hưởng nào đến các hoạt động hàng ngày. Hầu hết các bệnh nhân thấy
giảm các triệu chứng và tình trạng sức khỏe ngay sau khi đặt máy tạo nhịp.
CÁCH ĐẶT MÁY TẠO NHỊP TIM
Bệnh nhân cần nằm viện từ 3-4 ngày để đặt máy tạo nhịp tim. Thời
gian đặt máy kéo dài khoảng một tiếng bằng gây tê tại chỗ. Xét nghiệm máu và
điện tâm đồ thường được tiến hành trước khi đặt máy.
Sau khi gây tê, rạch da phía trên ngực trái để đặt máy. Luồn dây
dẫn từ tĩnh mạch ở tay dưới sự giám sát của màn huỳnh quang tới khi đầu dây
được đặt chính xác bên trong tim. Đầu dây còn lại được nối vào máy tạo nhịp. Kỹ
thuật viên sẽ kiểm tra và lập chương trình cho máy tạo nhịp tim.Hầu hết các
bệnh nhân có thể ra viện sau hai ngày sau khi đặt máy tạo nhịp tim. Bệnh nhân
sẽ được tái khám định kỳ để kiểm tra hoặc để chỉnh máy phù hợp với tình trạng
bệnh nhân.
LÀM GÌ SAU KHI ĐẶT MÁY TẠO NHỊP TIM
- Bệnh
nhân nên theo dõi vết thương. Nếu có các triệu chứng như sốt, đau, hoặc
sưng thì tái khám bác sỹ ngay.
- Tránh
vận động mạnh cách tay, giơ tay quá đầu, hoặc nâng vật nặng quá 5kg trong
vòng 2 tuần sau khi đặt máy tạo nhịp tim.
- Dùng
thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ.
- Khi
đi khám bệnh ở bất cứ đâu phải thông báo cho bác sỹ biết là mình đang mang
máy tạo nhịp tim, đặc biệt trong trường hợp:
- Chiếu
điện nhiệt sóng ngắn trong điều trị viêm khớp dạng thấp, và tránh sử dụng
điện nhiệt gần với máy tạo nhịp trong khi phẫu thuật.
- Tránh
chụp cộng hưởng từ
- Tránh
sử dụng điện thoại di động cùng phía đặt máy do có thể ảnh hưởng đến hoạt
động của máy.
- Phải
tái khám đúng chỉ định.
CÁC NGUY CƠ CỦA ĐẶT MÁY TẠO NHỊP TIM
Đặt máy tạo nhịp tim rất an
toàn, tỷ lệ biến chứng rất thấp. Biến chứng nhẹ và điều trị dễ dàng bao gồm
đau, chảy máu hoặc bầm tím tại chỗ đặt máy. Một biến chứng hiếm gặp là tràn khí
màng phổi, do phổi bị thủng trong khi luồn dây qua tĩnh mạch, làm khí thoát ra
khoang lồng ngực, gây xẹp phổi. Điều trị biến chứng này bằng chọc dẫn lưu khí
làm phổi giãn trở lại bình thường. Một biến chứng nặng và rất hiếm gặp là nhiễm
trùng tại chỗ đặt máy, phải điều trị bằng kháng sinh và lấy máy ra ngoài.