NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

TÓM TẮT Qua nghiên cứu 400 đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế tại khoa khám bệnh, bệnh viện Tim Mạch An Giang năm 2014 đã xác định sơ bộ tỉ lệ một số sai sót thường gặp như sau: có 28% đơn mắc sai sót, 0.5% số đơn với 3 sai sót, 25,5% số đơn có ít nhất 1 sai sót. Tỷ lệ các sai sót về thông tin bệnh nhân, thời điểm dùng thuốc, chỉ định thuốc ức chế bơm proton, chẩn đoán và chỉ định lần lượt là 0%, 65,2%, 12,5%, 33%. Việc kê nhiều thuốc trong đơn (từ 6 thuốc trở lên) làm tăng 2,72 lần nguy cơ mắc sai sót. ABSTRACT Examining 400 prescriptions of outpatient department with insurance medicare at An Giang CVc Hospital in 2014 found 28% of the prescriptions containing errors. 0,5% of prescriptions had 3 errors, 25,5% of prescriptions had 1 error. The rates of error occuring in patient’s information, time of taking drug, PPI prescripton, consistency of diagnoses and prescription were 0%, 65,2%, 12,5%, 33% respectively. increased times The risk of making errors was 2,72 with prescriptions containing more than 6 drugs.

TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ các tổn thương chỗ chia đôi, các kỹ thuật can thiệp áp dụng, và kết quả can thiệp. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu các trường hợp được can thiệp mạch vành qua da tại Bệnh viện Tim mạch An Giang từ tháng 03/2014 đến tháng 03/2015. Kết quả: có 58 ca can thiệp mạch vành vị trí chia đôi được tiến hành trong thời gian nghiên cứu với có 63,8% tổn thương dạng 111. Các kỹ thuật can thiệp được áp dụng gồm: provisional stent 91,4%, Crush stent 1,7%, T stent 6,9%. Sau can thiệp có 5,2% trường hợp dòng chảy nhánh bên TIMI <2, lâm sàng trong viện có 5 trường hợp (8,7%) có suy tim cấp sau can thiệp. Sau 6 tháng, 52 trường hợp theo dõi được đều ổn. Tỷ lệ thành công 91,3%. Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa giữa dạng tổn thương, kỹ thuật can thiệp trên thành công lâm sàng. Kết luận: can thiệp mạch vành chỗ chia đôi bước đầu là thành công. ABSTRACT Objectives: Rates of bifurcation coronary lesions, intervention techniques and results. Methods: Cross-sectional study of all patients with PCI of coronary bifurcations in AG CV Hospital between 03/2014 – 03/2015. Results: 58 patients with bifurcation lesions underwent PCI with 63.8% had type of bifurcation 1,1,1. Intervention techniques included: provisional stent 91.4%, crush stent 1.7%, T stent 6.9%. After PCI, 5.2% patients had TIMI < 2 flow in side branch, 5 patients (8.7%) had acute heart failure. After 6-month follow-up, 52 patients were stable. Success rate was 91.3%. There were no significant different between type of bifurcation lesions, intervention techniques on clinical successness. Conclusions: PCI of coronary bifurcations were successfully performed at AG CV hospital.

TÓM TẮT Mục tiêu: tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc điều trị rối loạn lipid máu của người bệnh sau đặt stent động mạch vành và các yếu tố liên quan.Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, phỏng vấn bệnh nhân can thiệp mạch vành đến tái khám bằng thang điểm Morisky 8.Kết quả từ tháng 03/2015 đến tháng 08/2015 có 239 bệnh nhân với nam chiếm 60,9%, tuổi trung bình 63,6, điểm Morisky 8 trung bình cho cả tuân thủ điều trị thuốc chống kết tập tiểu cầu và điều trị rối loạn lipid máu là 6,2 ± 1,0. Tỷ lệ tuân thủ điều trị thấp 17,6%, trung bình 68,9%, cao 13,4%. Không bảo hiểm y tế có liên quan với việc tuân thủ thuốc của bệnh nhân với OR = 3,46 (KTC 95% 1,16 – 10,32) (p = 0,01). Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc chống kết tập tiểu cầu và điều trị rối loạn lipid máu thấp 17,6%, trung bình 68,9%, cao 13,4%. Không bảo hiểm y tế có liên quan với việc tuân thủ thuốc của bệnh nhân. ABSTRACT Objectives: Adherence of antiplatelet therapy, antidyslipidemia therapy after PCI.Methods: cross-sectional study of ambulatory patients who had underwent PCI were evaluated with Morisky medication adherence scale (MMAS-8).Results: between 03/205 – 08/2015, there were 239 patients (male 60.9%, mean age 63.6), MMAS-8 were 6.2±1.0 for both antiplatelet therapy and antidyslipidemia therapy. Low, average, high adherence were 17.6%, 68.9%, 13.4% respectively. No insurance was significantly related to medical adherence ( OR = 3.46, CI 95% 1.16 – 10.32, p=0.01).Conclusions: Low, average, high adherence of antiplatelet therapy, antidyslipidemia therapy were 17.6%, 68.9%, 13.4%. Non medical insurance had significantly relative with medical adherence

TÓM TẮT Tổng quan: Thừa cân-béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của RLDNG và ĐTĐ type 2. Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa RLDNG với bệnh nhân có chỉ số BMI thừa cân-béo phì. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, làm NPDNG, thực hiện trên 44 bệnh nhân đang điều trị tại khoa Lão-Nội Tiết- từ 1/4/2015 đến 30/10/2015. Được khảo sát qua các yếu tố: độ béo phì, giới, tuổi, TSGĐ.ĐTĐ. Kết quả: ở 44 bệnh nhân thừa cân-béo phì: có 6,8% thừa cân, 43,2% béo phì độ 1, 50% béo phì độ 2, nam 27,3%, nữ 72,7%, TSGĐĐTĐ:20,5% ĐTĐ, 79,5% không ĐTĐ, số người có RLDNG là 22 (50%), trong đó: GDNG là 18 (40,9%) và ĐTĐtt là 4 (9,1%). Kết luận: RLDNG ở bệnh nhân thừa cân-béo phì là đáng kể tuy nhiên không có liên quan ý nghĩa với các mức độ béo phì.

TÓM TẮT Nền tảng: Kết quả điều trị, diễn tiến lâm sàng tổn thương tại LM/3VD chưa được đánh giá đầy đủ. Mục tiêu: 1.Kết quả điều trị bệnh LM/3VD tại BVTM và tại tuyến trên 2. Diễn tiến lâm sàng sau xuất viện 3 tháng và các yếu tố liên quan đến biến cố nặng. Phương pháp- Đối tượng: cắt ngang mô tả. BN nội trú có chỉ định chụp ĐMV có tổn thương ý nghĩa LM/3VD. Kết quả: Có 108 BN, tuổi TB 68, 57% là nam, nhập viện chủ yếu vì HCMV cấp chụp ĐMV có tổn thương ý nghĩa LM/3VD (3VD: 83.3%, LM+3VD:12%, LM+2VD: 3.7%, LM: 0.9%). Tỷ lệ BN có điểm SYNTAX 23-32 và >32 lần lượt là 38% và 55%. Khoảng 70% BN được điều trị PCI tại BVTM (61% PCI tại một nhánh) với tỷ lệ thành công gần 90%. Tỷ lệ tử vong và biến chứng không tử vong tại BV và sau 3 tháng theo thứ tự là 4.6%, 40% và 7.6%, 37%. CABG được thực hiện cho 6/22 (27%) BN chuyển tuyến trên. Suy tim lúc vào viện, tuổi ≥80 là các yếu tố có liên quan ý nghĩa với biến cố tim mạch nặng. Kết luận: Điều trị bệnh LM/3VD tại BVTM bước đầu là thuận lợi. Điểm SYNTAX cần được áp dụng trong xử trí bệnh LM/3VD đặc biệt khi BVTM chuẩn bị triển khai phẫu thuật tim hở trong thời gian tới. ABSTRACT: Background: Management, natural history of LM/3VD is not well evaluated. Objectives: 1. Results of management of LM/3VD at AGCV hospital and tertiary centers. 2. Clinical outcomes 3 month after discharge and factors related to major adverse events. Method: cross-sectional study enrolling inpatient subjects with significant lesions in LM/3VD on coronary angiography from 3-8/2015. Results: there were 108 subjects ( mean age: 68, 57% was male) admitted mostly with acute coronary syndrome with significant LM/3VD (3VD: 83.3%, LM+3VD:12%, LM+2VD: 3.7%, LM: 0.9%). SYNTAX score 23-32 and >32 was found in 38% và 55% of patients respectively. PCI was performed for about 70% patients at AGCV hospital (61% of PCI was on 1 vessel) with success rate 90%. Inhospital and 3 month mortality and non-fatal complications were 4.6%, 40% and 7.6%, 37% respectively. CABG was performed for 27% (6/22) of those who were transferred to tertiary centers. Heart failure on admission, age ≥80 were significantly related to major adverse events. Conclusions: Management of LM/3VD at AGCV hospital was initially favorable. SYNTAX score needs to be incorporated in management of LM/3VD as a step in preparing for the deployment of CABG in coming years.

TÓM TẮT Cơ sở: Cilnidipine là thuốc ức chế Canxi có tác dụng hạ huyết áp và giảm nhịp tim. Mục tiêu: Đánh giá tác dụng hạ huyết áp và giảm nhịp tim của Cilnidipine trên bệnh nhân bệnh thận mạn có tăng huyết áp , có so sánh với Amlodipine. Phương pháp: 30 bệnh nhân bệnh thận mạn có tăng huyết áp được đưa vào nghiên cứu, phân thành 2 nhóm. 15 bệnh nhân sử dụng Cilnidipine 10- 20mg/ngày, 15 bệnh nhân dùng Amlodipine 5-10mg/ngày. Tất cả bệnh nhân đều được dùng Furosemide 80mg/ngày, Valsartan 160mg/ngày. Kết quả: Sau 8 tuần, ở nhóm Cilnidipine huyết áp tâm thu giảm từ 164.6 ± 15.4mmHg xuống 135.3 ± 7.4mmHg, huyết áp tâm trương giảm từ 90 ± 9.2mmHg xuống 76 ± 6.3mmHg, nhịp tim giảm từ 91.2 ± 7 xuống 79 ± 4.7 nhịp/phút (p<0.001). Trong khi ở nhóm Amlodipine, huyết áp tâm thu giảm từ :154 ± 10.5 xuống 132 ±10mmHg, huyết áp tâm trương giảm từ: 89 ± 4.5 xuống 75 ± 6.3mmHg (p<0.001), thay đổi nhịp tim không có ý nghĩa ( p=0.08). Kết luận: Cilnidipine có tác dụng giảm huyết áp, giảm nhịp tim trên bệnh nhân bệnh thận mạn có tăng huyết áp.

TÓM TẮT Cơ Sở: đoạn ST chênh lên ở chuyển đạo aVR trên bệnh nhân (BN) có hội chứng vành cấp (HCVC) có giá trị dự báo tắc/hẹp thân chung động mạch vành ( ĐMV) trái và/hoặc bệnh mạch vành (BMV) ba nhánh.Phương pháp và kết quả: 410 BN có hội chứng mạch vành cấp đều được chụp mạch vành được đưa vào nghiên cứu. 131 ( 31,9%) BN có tắc/hẹp thân chung ĐMV trái và/hoặc BMV ba nhánh. Đoạn ST chênh lên > 0,05 mV ở chuyển đạo aVR là yếu tố dự báo độc lập tắc/hẹp thân chung ĐMV trái và/hoặc BMV ba nhánh (p<0,001) với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính (GTDBDT) và giá trị dự báo âm tính ( GTDBÂT) lần lượt là 74,0%, 78,1%, 61,4% và 86,5%. Đoạn ST chênh lên > 0,05 mV ở aVR kết hợp với dấu hiệu ST chênh xuống ở cả ba chuyển đạo V4,V5,V6 có liên quan tắc/hẹp thân chung ĐMV trái và/hoặc BMV ba nhánh (p<0,001) với độ nhạy, độ đặc hiệu, GTDBDT và GTDBÂT lần lượt là 44,3% , 92,8%, 74,4% và 75,2%. ST chênh lên > 0,1 mV ở chuyển đạo aVR có liên quan tắc/hẹp thân chung ĐMV trái và/hoặc BMV ba nhánh (p<0,001) với độ nhạy, độ đặc hiệu, GTDBDT và GTDBÂT lần lượt là 51,9%, 87,1%, 65,1% và 79,4%. Kết luận: Đoạn ST chênh lên > 0,05 mV ở chuyển đạo aVR là yếu tố dự báo độc lập tắc/hẹp thân chung ĐMV trái và/hoặc BMV ba nhánh trên BN có HCVC.

TÓM TẮT Mở đầu: Mức độ điều trị thuốc kháng vitamin K ngoại trú BVTM chưa được xác định rõ. Mục tiêu: 1/ Xác định tỉ lệ bệnh nhân đạt khoảng INR điều trị với thuốc kháng vitamin K trên bệnh nhân rung nhĩ ở Khoa khám bệnh; 2/ Xác định tỉ lệ biến chứng xuất huyết dùng thuốc kháng vitamin K. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. 120 bệnh nhân rung nhĩ đang điều trị thuốc kháng vitamin K (42.5% ở nhóm không bệnh van tim; 57.5% ở nhóm bệnh van tim). Kết quả: TTR trung bình (%): 34.99 ± 20.9; tỷ lệ TTR ≥ 60% là 9.2%. TTR không có sự khác biệt giữa nhóm RN/không bệnh tim và nhóm RN/ bệnh van tim. Biến chứng xuất huyết nhẹ 16.6%, trung bình 0.83%, nặng 0%. Kết luận: Đối với BN ngoại trú có chỉ định kháng Vit K, TTR trung bình và đạt ≥ 60% thấp. Tỉ lệ biến chứng xuất huyết không đáng kể. Từ khoá: Thời gian trong khoảng điều trị( TTR, Time in Therapeutic Range), chỉ số chuẩn hoá quốc tế ( INR, International Normalized Ratio), Thuốc kháng vitamin K( VKA, Vitamin K Antagonist).

TÓM TẮT Mục tiêu: Kết qủa điều trị bệnh nhân sau can thiệp mạch vành tại khoa CC-HSTC, và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân sau can thiệp mạch vành chăm sóc tại khoa CC-HSTC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang- nghiên cứu 43 bệnh nhân sau PCI chuyển về theo dõi tại khoa CC-HSTC. Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 27,9% ; động mạch vành tổn thương và thủ phạm chủ yếu là ĐM vành phải. Các yếu tố ảnh hưởng gợi ý : tuối > 75t , TIMI nhóm nguy cơ cao, và giới nữ. Kết luận: bệnh nhân sau PCI điều trị tại khoa ICU chiếm tỉ lệ tử vong cao, tập trung ở nhóm tuổi trên 75, giới nữ, nhóm nguy cơ TIMI cao.




Tìm kiếm

TIN TỨC & SỰ KIỆN


Đơn vị trực thuộc

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO

tiện ích