Phần lớn các lỗ TLT đều tự bít
khi trẻ lên 1 tuổi. Những bệnh nhân có lỗ TLT nhỏ có tuổi thọ
như người bình thường, nhưng có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, vì vậy cần được
dùng kháng sinh dự phòng trước mọi can
thiệp thủthuật có chảy máu như: nhổ
răng. Trong trường hợp lỗ TLT lớn
hoặc có nhiều lỗ nhỏ có thể gây suy tim và cần thiết phải phẫu thuật vá lỗ
thông TLN được phân loại dựa vào vị trí lỗ thông. Sự biểu hiện của các triệu chứng
cũng phụ thuộc vào vị trí lỗ
thông. Mặc dù phần lớn các trường hợp, lỗ thông có từ
khi sinh ra nhưng bệnh nhân không hề
có triệu chứng trong giai đoạn còn nhỏ tuổi và có thể không được phát hiện cho đến khi bệnh nhân 40 - 50
tuổi. Vì lí do này, TLN là dị tật tim bẩm sinh có tỷ lệ gặp cao nhất ở người
trưởng thành.
THÔNG
LIÊN NHĨ LỖ THỨ HAI
TLN lỗ thứ
hai là các lỗ thông trên vách
liên nhĩ không xâm phạm vào van nhĩ thất. Khác với tim người bình thường,
ở bệnh nhân TLN có một luồng
thông từ tim trái sang tim phải đặc biệt
trong thì tâm trương. Luồng thông gây tăng gánh thể tích thất phải, dần dần gây giãn thất phải và
suy thất phải. Nhĩ phải giãn lâu ngày có thể
gây ra các rối loạn nhịp tim chủ yếu là rung nhĩ và cuồng nhĩ. Rối loạn
nhịp tim hay xảy ra trên những bệnh nhân TLN trên 30 tuổi, tỷ lệ mắc tăng dần
theo tuổi. Tăng lưu lượng máu phổi gây ra một áp lực tác dụng trực tiếp trên
thành mạch máu phổi, dẫn đến những biến đổi về
hình thái và chức năng, cuối cùng dẫn đến bệnh lý mạch máu phổi. Ngoài
ra ở giai đoạn muộn của bệnh có tình trạng
hở van hai lá và nguy cơ nhồi máu phổi.
Vì thế những bệnh nhân có lỗ TLN lớn cần được đóng lỗ thông bằng phẫu thuật hoặc dụng cụ qua da nhằm
dự phòng các biến chứng. Bệnh nhân có lỗ TLN nhỏ có nguy cơ tắc mạch. Đóng lỗ TLN còn giúp cải
thiện khả năng gắng sức của bệnh nhân.
Sau đóng lỗ
thông, kích thước thất phải thường trở
về bình thường hoặc gần như bình
thường nhưng nhĩ phải vẫn giãn. Vì vậy đóng lỗ
TLN không làm giảm nguy cơ xuất hiện rung nhĩ về lâu dài.
ĐÓNG LỖ
TLN BẰNG DỤNG CỤ
Đóng lỗ TLN bằng dụng cụ được
King và Miller thực hiện lần đầu năm 1979, tuy nhiên những loại dụng cụ đóng TLN có độ tin cậy mới chỉ ra đời trong những năm gần đây. Từ cuối những năm 1980, đầu những năm 90, dụng cụ dạng nút và ASDOS được dùng rộng rãi ở châu
Âu. Vào đầu những năm 90 là sự ra đời của
dụng cụ Angel. Ngày nay, cả ASDOS và Angel đã không còn được sử dụng do nguy cơ
cao gây thủng tim.
Ngày nay các loại dụng cụ hay được sử
dụng nhất là dù Amplatzer, dù Starflex và Helex. Hầu hết các loại dụng cụ đang sử
dụng hiện nay đều gồm hai cánh nối với nhau bởi một eo ở trung tâm, được
cấu tạo bởi sợi tổng hợp dệt trên khung kim loại. Khi bít TLN bằng dụng cụ, hai
cánh của dù sẽ nằm ở hai mặt của vách
liên nhĩ ép vào vách liên nhĩ làm bịt kín lỗ thông. Để can thiệp bít thành
công, phần rìa quanh lỗ thông phải đủ
lớn để dụng cụ không chạm và gây ảnh hưởng đến chức năng van
nhĩ thất đồng thời gờ phải đủ lớn để
dù bám chắc không bị bung.
Sự ra đời của dụng cụ bít TLN đã làm giảm tỷ lệ bệnh
nhân phải phẫu thuật vá lỗ thông, do đó
làm giảm đau đớn, giảm thời gian nằm viện, hồi phục nhanh so với phẫu thuật.
Phương pháp đóng lỗ thông bằng dụng cụ ngày càng được ưa chuộng do tỷ lệ thảnh công
cao, tỷ lệ biến chứng thấp và có thể áp dụng được cho cả trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên cũng có những
hạn chế nhất định của can thiệp bít TLN
bao gồm:
- Chỉ 60% các trường
hợp TLN thích hợp cho bít bằng dụng cụ
- Nguy cơ tai biến mạch
não
- Chảy máu và tắc mạch
đùi
-Tắc mạch do bung dụng
cụ có thể phải mổ
cấp cứu nếu không lấy ra được
bằng dụng cụ
- Hở van hai lá
- Rối loạn nhịp trong
vài tuần sau can thiệp do động chạm vào tâm nhĩ trong
quá trình làm can thiệp
- Thủng tâm nhĩ hoặc
động mạch chủ
- Shunt tồn
lưu