chuyển đổi số

Chuyển đổi số y tế trong thời đại 4.0
[ Cập nhật vào ngày (23/08/2022) ]


Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số (digital transformation) đang trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển đổi số không chỉ giúp công việc được vận hành trơn tru, chính xác, mà còn mang lại nhiều tiện lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trước tình hình đại dịch COVID 19 cùng với sự hỗ trợ của những phát triển công nghệ trong thời đại 4.0, chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng là một điều hết sức cần thiết, hứa hẹn sẽ là một bước tiến lớn trong việc chẩn đoán, khám, chữa bệnh trong tương lai.

Những thành công bước đầu trong thời kỳ đại dịch

Từ tháng 4-2020, giữa lúc cả nước đang giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19, Bộ Y tế phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành y tế, kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ cùng tham gia phát triển giải pháp công nghệ phù hợp. Sự phối hợp kịp thời và đúng lúc này đã nhanh chóng mang lại những kết quả tích cực ban đầu cho việc vận dụng xu thế công nghệ 4.0 trong việc khám, chữa bệnh. Chỉ sau đúng một tuần, hệ thống hỗ trợ tư vấn KCB từ xa (Telehealth) đầu tiên đã hoàn thành và chỉ hai tháng sau khi đi vào hoạt động, Bộ Y tế đã ban hành đề án “KCB từ xa” giai đoạn 2020 – 2025 với thông điệp chủ đạo là “Chất lượng KCB vươn cao, vươn xa”. Sau hơn hai tháng triển khai đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025 đã có hơn 1.000 điểm cầu là các bệnh viện tuyến dưới kết nối trực tuyến với gần 30 bệnh viện tuyến trên để thực hiện các hoạt động tư vấn, khám, chữa bệnh, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã có bệnh viện đăng ký tham gia. Ngoài ra cũng đã có hai bệnh viện của nước bạn Lào và một bệnh viện của Cam-pu-chia tham gia làm bệnh viện tuyến dưới.

Đến nay KCB từ xa đã trở thành hoạt động thường quy của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khi mỗi tuần, bệnh viện đều tổ chức một đến hai buổi kết nối KCB từ xa với gần 60 bệnh viện vệ tinh. Tổng cộng đã có gần 300 ca bệnh khó được cứu sống, xử lý kịp thời. Các thầy thuốc tuyến dưới cũng thấy rõ giá trị của Telehealth, đó là được tiếp cận thông tin ca bệnh hay, khó; qua đó rút ra được kinh nghiệm để cứu sống người bệnh.

Sau một tháng triển khai, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tổ chức được chín buổi KCB từ xa; bốn buổi tư vấn phòng, chống bệnh cho cộng đồng với sự kết nối của 343 bệnh viện tuyến dưới. Có 34 ca bệnh được khám, hội chẩn; 10 khóa đào tạo các chuyên đề về phòng, chống dịch, hồi sức cấp cứu và nội khoa… Ngày 11-9 vừa qua, nhờ Telehealth, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã hỗ trợ các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình cứu sống một người bệnh bị sốc phản vệ, ngừng tim gần 60 phút.

Những xu hướng trong chuyển đổi số

1. Điều trị “cá thể hóa”Ngày nay, mọi người đều khá quen thuộc với các dịch vụ cá nhân hóa theo yêu cầu. Ngành y tế cũng vậy. Nhắc đến ‘theo yêu cầu’, chúng ta sẽ nghĩ đến những người tiêu dùng muốn mọi thứ theo ý họ, vào thời gian của họ và ở bất cứ đâu. Để có thể dần chuyển mình sang hướng điều trị “cá thể hóa” và gặt hái được những thành công, cần thiết những sự nỗ lực liên tục của nhiều đơn vị y tế là một điều chắc chắn.

Theo Bà Lê Thúy Anh, TGĐ Hệ thống y tế Vinmec, bệnh viện đang có những chuẩn bị tích cực để có thể áp dụng công nghệ 4.0 vào khám chữa bệnh.

“Dân số Việt Nam đang già đi và mô hình bệnh tật thay đổi, vì thế luôn cần có những giải pháp mới cho y tế. Từ giờ đến cuối năm chúng tôi sẽ hoàn thiện hệ thống dữ liệu để đưa vào các mô hình, như mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà, mô hình chăm sóc sức khỏe ảo để bác sĩ có thể sàng lọc bệnh nhân nhanh nhất.

Ví dụ như trẻ em bị viêm tai mũi họng tiến tới không phải đến bệnh viện chờ đợi, mà có thể sử dụng thiết bị sàng lọc gửi thông tin đến bác sĩ, bác sĩ sẽ thăm khám trực tuyến thông qua nền tảng công nghệ và chẩn đoán, trong 24g tới cần uống thuốc hay chăm sóc như thế nào, nếu mẹ không có thuốc thì bệnh viện sẽ cấp thuốc về nhà” – bà Lê Thúy Anh nói.

Vinmec cũng đang nỗ lực chuẩn bị để tiến tới người bệnh đến viện sẽ không phải chờ đợi và đăng ký khám chữa bệnh, mà quy trình sẽ được xử lý tự động từ khi khách đặt hẹn qua hệ thống. Khách sẽ được cấp một mã thẻ để có thể nhận diện ở các phòng khám, phòng chăm sóc, nhờ vậy sẽ giảm được thời gian chờ đợi, thanh toán… thông qua các mô hình tài chính tự động tích hợp.

Blockchain sẽ sớm đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho hồ sơ sức khỏe điện tử chính xác và an toàn. Blockchain được xem như một sổ cái kỹ thuật số hay một cơ sở dữ liệu máy tính cho phép ghi chép lại lịch sử khám bệnh của bệnh nhân, đơn thuốc, tiền sử bệnh lý,… Nó giúp bác sĩ nắm rõ hơn về lịch sử khám chữa bệnh và các thông số về sức khỏe trong các giai đoạn từ đó đưa ra được hướng điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn mà không cần phải thông qua một bên thứ ba.

2. Sự phát triển của các thiết bị y tế di động

Một xu hướng khác của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là chúng ta có thể chủ động theo dõi và thu thập dữ liệu sức khỏe của chính mình từ các thiết bị y tế di động, bao gồm cả công nghệ/thiết bị đeo.

Do đó, các công ty chăm sóc sức khỏe đang tích cực đầu tư vào các thiết bị công nghệ có thể đeo được để người dùng có thể thuận tiện khi mang theo bên người. Từ đó giúp người bệnh theo dõi, cập nhật những thông tin về sức khỏe hoặc những nguy cơ có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Theo một báo cáo gần đây, thị trường thiết bị y tế đeo (di động) được dự kiến ​​sẽ đạt hơn 27 triệu đô la vào năm 2023, một bước nhảy ngoạn mục so với gần 8 triệu đô la trong năm 2017.

Một số thiết bị phổ biến nhất bao gồm:

  • Cảm biến nhịp tim
  • Máy theo dõi bài tập
  • Máy đo mồ hôi – dùng cho bệnh nhân tiểu đường để theo dõi lượng đường trong máu.
  • Máy đo oxy – theo dõi lượng oxy trong máu, và thường được sử dụng bởi những bệnh nhân bị bệnh hô hấp như COPD hoặc hen suyễn.

    3. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo

    Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là một xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. AI đại diện cho hình ảnh thu nhỏ của sự đổi mới y tế và các công ty trong ngành đang mong muốn đầu tư hàng triệu USD vào nó.

    Đối với hầu hết các bệnh nhân, AI trong y học gợi nhớ đến robot y tá được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản và hiện nay đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Những phiên bản robot mới thậm chí còn được thiết kế để hỗ trợ các y tá con người thực hiện các công việc thường ngày như lấy và dự trữ vật tư.

    Chatbots và trợ lý y tế ảo là một công nghệ dựa trên AI khác mà bệnh nhân đang trở nên quen thuộc. Chatbots có thể đảm nhiệm vô số vai trò từ đại diện dịch vụ khách hàng đến các công cụ chẩn đoán và thậm chí là nhà trị liệu .

    Nhưng sức mạnh thực sự của AI đang được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực chẩn đoán y học chính xác, hình ảnh y tế, khám phá thuốc và gen. Ví dụ, trước đây bệnh nhân ung thư từng được điều trị bằng phương pháp cắt cookie với tỷ lệ thất bại cao. Giờ đây, nhờ khả năng nhận dạng mẫu phức tạp của AI, những bệnh nhân này có quyền truy cập vào các liệu pháp cá nhân hóa phù hợp với cấu trúc gen và lối sống của họ. Chương trình máy tính hỗ trợ AI phân tích hàng nghìn hình ảnh bệnh lý của các bệnh ung thư khác nhau để đưa ra các chẩn đoán chính xác cao và dự đoán các kết hợp thuốc chống ung thư tốt nhất có thể. Và, trong chẩn đoán hình ảnh y tế, công nghệ này giúp các bác sĩ X quang phát hiện các chi tiết mà mắt thường của con người khó nhìn thấy được.

    Một ví dụ chính là hệ thống chẩn đoán ung thư ứng dụng trí tuệ AI IBM Watson for Oncology. Hệ thống này hỗ trợ bác sĩ chuyên ngành ung bướu đưa ra các lựa chọn trong phác đồ điều trị 13 loại ung thư phổ biến như vú, phổi, đại tràng, dạ dày… Hệ thống này đang được dùng ở nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc.

    Tại Việt Nam, IBM WFO đã được triển khai thử nghiệm trong hai năm, tại ba cơ sở là bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh viện K và bệnh viện Ung bướu TP HCM.Ngoài ra, các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học hàng đầu đang sử dụng các thuật toán máy học để rút ngắn chu kỳ phát triển thuốc. Trên thực tế, những phát hiện gần đây cho thấy AI có thể cắt giảm thời gian phát hiện thuốc sớm hơn 4 năm so với mức trung bình của ngành và tiết kiệm chi phí 60%.

  • Những nỗ lực lâu dài của nền y tế Việt Nam

    Trong thời gian tới, nhất là khi cả nước mở cửa trở lại để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội trong tình hình mới, việc mở rộng các hoạt động KCB từ xa vẫn rất cần thiết không chỉ thúc đẩy tiến trình đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành y tế trong nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Việc mở rộng hoạt động KCB từ xa có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đổi mới của ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng KCB toàn tuyến, cũng như giúp tạo nền tảng số cho ngành lưu giữ tài liệu, dữ liệu. Trên cơ sở đó, ngành y tế sẽ phối hợp chặt chẽ các đơn vị liên quan tiếp tục mở rộng mạng lưới KCB từ xa đến hơn 14 nghìn cơ sở y tế trong cả nước để thực hiện bao phủ y tế toàn dân. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện để hướng tới “nối mạng” với quốc tế, kết nối với các nước có nền y khoa tiên tiến để vừa học hỏi, nâng cao trình độ cho các thầy thuốc nước nhà, vừa giúp người dân không cần ra nước ngoài để KCB.

    Hiện nay đang ở giai đoạn đầu của quá trình triển khai đề án, cho nên còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Do vậy, ngành y tế cũng như các địa phương cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm; hoàn thiện hành lang pháp lý về KCB từ xa và phối hợp các đơn vị công nghệ thông tin cùng tham gia phát triển các nền tảng, ứng dụng công nghệ trực tuyến để chẩn đoán, tư vấn điều trị và bí mật thông tin. Về phía các doanh nghiệp công nghệ cần phối hợp Bộ Y tế đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số, ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở KCB; phát triển các nền tảng công nghệ cho lĩnh vực y tế như hỗ trợ tư vấn KCB từ xa, quản trị y tế thông minh… Hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.




.




Tìm kiếm

TIN TỨC & SỰ KIỆN


Đơn vị trực thuộc

tiện ích



SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO